Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác

Tội phạm công nghệ xuất hiện ngày càng nhiều với chiêu trò ngày càng tinh vi. Dưới đây là 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải.

Công nghệ ngày càng phát triển khiến cho cuộc sống ngày càng thuận tiện hơn rất nhiều, mọi thứ đều được giải quyết qua một vài cái click chuột hoặc một vài thao tác trên màn hình điện thoại. Nhưng công nghệ phát triển cũng có mặt trái khi sự xuất hiện của tội phạm công nghệ ngày càng nhiều, hình thức ngày càng tinh vi. Chúng lợi dụng chính sự thiếu hiểu biết của những người mới tiếp cận công nghệ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, qua mặt cơ quan chức năng... Đặc biệt, trong giai đoạn dịch Covid-19 khiến cuộc sống có nhiều khó khăn, tội phạm công nghệ lại ngày càng bày ra nhiều chiêu trò để đánh lừa người dùng.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã cảnh báo 6 chiêu thức lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.

Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác - Ảnh 1.

1. Lừa đảo qua email

Lừa đảo qua email là hình thức mà kẻ gian mạo danh cán bộ ngân hàng, đối tác công ty để gửi thư đề nghị con mồi cung cấp các thông tin cá nhân như thông tin tài khoản ngân hàng, CMND, mật khẩu... để đăng nhập lại tài khoản đã bị khoá. Các đối tượng này dụ con mồi của mình bằng các khoản tiền lớn, phần thưởng lớn đang chờ được "giải ngân". Từ đó, những kẻ này sẽ đánh cắp thông tin cá nhân/tài khoản và thực hiện giao dịch nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người bị hại.

Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác - Ảnh 2.

Một dạng email lừa đảo

2. Lừa đảo bằng tin nhắn điện thoại

Đây là hình thức lừa đảo đang phổ biến và nhiều người gặp phải nhất hiện nay. Mỗi ngày có rất nhiều người bay hàng triệu đến hàng chục triệu đồng vì gặp phải những tin nhắn lừa đảo được gửi từ các đầu số giả mạo ngân hàng.

Theo đó, các tin nhắn gửi tới sẽ có đường link giả với nội dung thông báo nâng cấp hệ thống, thông báo trúng thưởng, yêu cầu người tiêu dùng truy cập vào các website/đường link giả gần giống như website ngân hàng. Sau đó tiếp tục yêu cầu nhập tài khoản, mật khẩu OTP giao dịch qua Internet Banking, Mobile Banking. Lúc này nhiều người dùng đã chính hai tay dâng hiến toàn bộ thông tin cá nhân, mật khẩu của tài khoản. Kẻ gian chỉ việc nhẹ nhàng vào cuỗm tiền rồi vội đi.

Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác - Ảnh 3.

Một dạng lừa đảo bằng tin nhắn với đường link giả mạo website ngân hàng

3. Giả mạo đầu số điện thoại

Các đối tượng lừa đảo sẽ sử dụng dịch vụ giả mạo đầu số điện thoại, mạo danh các cán bộ cơ quan chức năng trong các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ như Công an, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án, hoặc cán bộ thu tiền điện, tiền nước gọi điện cho người dân để thực hiện hành vi lừa đảo, gây sức ép, đe dọa người tiêu dùng về việc có dính líu đến các vi phạm hình sự để yêu cầu chuyển tiền "hoà giải".

Hoặc các đối tượng lừa đảo giả mạo là cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu truy cập, mã xác thực OTP để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dùng. Không mảy may nghi ngờ, nhiều người sa vào bẫy. Sau khi có thông tin này, đối tượng thực hiện chuyển toàn bộ tiền từ tài khoản của người tiêu dùng sang tài khoản khác để chiếm đoạt

Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác - Ảnh 4.

4. Lừa đảo qua website giả mạo

Đối tượng lừa đảo bằng hình thức này sẽ hack Facebook giả mạo người thân, bạn bè, đối tác cung cấp đường link giả dịch vụ chuyển tiền quốc tế, sau đó nhờ người tiêu dùng nhận hộ món tiền hoặc một món hàng. Khi người tiêu dùng truy cập và nhập thông tin đăng nhập, mật khẩu và OTP kích hoạt dịch vụ vào đường link giả mạo đó, kẻ lừa đảo sẽ nắm được toàn bộ thông tin của người tiêu dùng và tự cài đặt Smart OTP để giao dịch chuyển tiền.

5. Lừa đảo thông qua mạng xã hội

Lừa đảo thông qua mạng xã hội cũng không còn là hình thức quá xa lạ, mặc dù rất nhiều nguồn tin cảnh báo thế nhưng vẫn nhiều người bị lừa bằng hình thức này. Các đối tượng sẽ hack Facebook bằng nhiều cách khác nhau (chủ yếu là do người dùng chủ quan click vào những đường link chưa virus) sau đó những kẻ này tiếp tục vào Messenger để nhắn tin với người quen, bạn bè, hỏi mượn tiền và thực hiện các giao dịch chuyển khoản.

Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác - Ảnh 5.

Rất nhiều người bị lừa bằng hình thức này

6. Lừa đảo qua các trang thương mại điện tử

Nghe có vẻ mới, nhưng thật ra hình thức lừa đảo qua các trang thương mại điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến. Các đối tượng lừa đảo sẽ mở các trang cá nhân bán hàng online, order hàng quốc tế, sau đó quảng cáo, rao bán các mặt hàng trên các hội nhóm uy tín. Ngay khi người mua chốt đơn sẽ nhận được yêu cầu chuyển khoản đặt cọc. Sau khi nhận cọc hay được chuyển khoản trước để đặt mua hàng, những kẻ lừa đảo này sẽ không giao hàng hoặc giao hàng giả, chất lượng kém.

Vạch trần 6 chiêu trò lừa đảo tinh vi chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng, người dùng cần hết sức cảnh giác - Ảnh 6.

Các tài khoản này sau đó sẽ được xoá sạch và tạo ra các shop online mới với chiêu thức tương tự.

Kết

Chúng ta hiện nay nên cần đẩy mức độ cảnh giác lên đến mức tối đa. Tuyệt đối không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân, mật khẩu ngân hàng, thẻ ATM, mã OTP cho bất kỳ ai. Cũng tuyệt đối thận trọng khi click vào những đường link lạ trên các trang mạng xã hội. Tìm hiểu kỹ các website ngân hàng, hạn chế nhập tài khoản ngân hàng vào những đường link đáng nghi để bảo vệ chính tài sản cá nhân của mình trước khi quá muộn.

Theo Trí Thức Trẻ

Post a Comment

Previous Post Next Post