Mối quan hệ gia đình là mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, cũng là nguồn gốc của 70% cảm xúc trong cuộc đời chúng ta.
Ở nhà đừng có ngày nào cũng cãi nhau dù chỉ là những chuyện nhỏ nhặt. Cũng đừng là một gia đình mà không có bất kỳ tương tác nào với nhau: không nói chuyện, không chia sẻ với nhau… Gia đình như thế thì thành viên nào cũng có bệnh.
Cô đơn còn khủng khiếp hơn nghèo đói, vợ chồng hòa thuận thì có thể đạt được trường thọ, vợ chồng hay xảy ra vấn đề thì tuổi thọ của họ cũng bị rút ngắn đi, đây là quy luật dễ lý giải.
Nếu cả ngày bạn chỉ biết phàn nàn, tức giận, thì lấy đâu ra tiền tài tìm đến nhà: Khi hợp tác với người khác cũng vậy, người đến từ một gia đình không hòa thuận thì ai dám hợp tác với họ. Thử nhìn những gia đình xung quanh bạn, khi gia đình hòa thuận thì vận may chắc chắn sẽ vượng.
Muốn có một gia đình hoà thuận nhất định phải giải quyết được 3 vấn đề
– Một gia đình tốt trước tiên vợ chồng phải yêu thương tương kính, giữa vợ với chồng phải hỗ trợ lẫn nhau, xem đối phương là người quan trọng nhất trong cuộc đời mình. Như thế không chỉ khiến người lớn tuổi trong nhà cảm thấy an tâm, mà còn có thể làm gương cho con cái. Có gia đình như thế thì con đường của những thành viên trong gia đình tự nhiên sẽ mưa thuận gió hoà.
– Tiếp theo là giáo dục trẻ em. Con cháu trong nhà là tương lai của gia đình, khai chi tán diệp, tiếp nối, phát huy và lưu giữ truyền thống của gia đình, tất cả đều dựa vào thành quả chúng ta nuôi dạy con cháu như thế nào.
– Thứ 3 là kính trọng người già. Người già là gốc rễ của mỗi gia đình, những thành viên trong gia đình không tôn trọng, không đối xử tốt với gốc rễ của mình, thì cành lá sẽ không xanh tốt. Giải quyết tốt mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, để người đàn ông trong gia đình không bị mắc kẹt giữa 2 người phụ nữ, không những thế mỗi người còn được nhận tình yêu gấp đôi và cũng giảm bớt được áp lực cho người đàn ông.
Vợ chồng phải làm được 8 nguyên tắc này:
- Tôn trọng lẫn nhau
- Yêu thương lẫn nhau
- Tin tưởng lẫn nhau
- Giúp đỡ lẫn nhau
- An ủi lẫn nhau
- Khuyến khích lẫn nhau
- Nhường nhịn lẫn nhau
- Thấu hiểu lẫn nhau
Con người ai cũng có tính cách, tật xấu riêng. Cho nên phải thường xuyên nhắc nhở bản thân và đặt mình vào vị trí của đối phương mà suy nghĩ, mà xem xét vấn đề.
Vì vậy, đối xử với người mình yêu thương cần ghi nhớ
– Không chỉ yêu thương khi còn trẻ, mà già rồi càng phải yêu thương đối phương nhiều hơn.
– Không chỉ yêu thương lúc đối phương khỏe mạnh mà khi ốm đau, bệnh tật càng phải yêu thương nhiều hơn.
– Không những yêu thương điểm mạnh của đối phương, mà còn phải yêu thương cả những điểm yếu của họ, cùng nhau thấu hiểu và tin tưởng.
– Người thường hay tức giận được gọi là hẹp hòi, những người như thế không chỉ khiến sức khỏe của bản thân gặp vấn đề mà còn khiến những người xung quanh cũng giảm thọ.
– Người hay phải chịu đựng sự tức giận của người khác được gọi là người cam chịu, thường cố gắng kiềm chế bản thân, chính vì thế tâm trí và thể chất của họ cũng bị ảnh hưởng.
– Người thường tự mình tức giận, cũng thường tức giận với người khác, được gọi là người dung tục, tầm thường, cuối đời phải dùng tiền để đổi lấy sức khỏe.
– Không để người khác vì mình mà phải tức giận, bản thân cũng không vì người khác mà tức giận, đó là vĩ nhân, cả đời đã trải qua không ít gió to sóng lớn, nhưng tấm lòng luôn an nhiên, sống một cách không hổ thẹn.
Theo Aboluowang
0 Nhận xét