90% số người trẻ tuổi mà tôi đã gặp hoặc nghe kể lại, họ luôn sống không có mục đích, chỉ sống cho qua ngày. Phần lớn họ chỉ cần có được một công việc ổn định là cảm thấy bản thân mình rất giỏi, hoặc ít nhất cũng thấy mình hơn hẳn những người chỉ biết dựa vào các mối quan hệ của cha mẹ hoặc những người không được đi học, không qua đào tạo trường lớp rất nhiều lần.
Khi tôi hỏi họ rằng: "Hiện tại bạn đang đứng ở chỗ nào, sau 30 tuổi thì bạn đang đứng ở đâu?" thì họ trả lời rằng, dù cho đó là công việc gì, là phục vụ trong tiệm nước giải khát hay là trở thành nhân viên hành chính, kiếm được 10 triệu 1 tháng là tốt rồi.
Chỉ cần công việc đó có thể giúp họ kiếm đủ tiền nuôi sống bản thân thì họ sẽ nghĩ công việc đó chính là công việc tốt đẹp. Hàng tháng có lương, có chỗ ở, cơm ăn áo mặc, thỉnh thoảng đến nhà hàng ăn uống, đi dạo, ca hát... Đến cuối tháng, khi tiền lương của cả một tháng trời làm việc bị tiêu sạch, họ đành tạm gác chi tiêu chờ lương.
Cuộc sống như vậy chẳng khác gì sống trong chiếc lồng riêng của bản thân họ. Vì tiền kiếm không ít, nhưng cũng không thể gọi là nhiều, họ không thể thoát ra khỏi chiếc lồng để tận hưởng cuộc sống tự do bên ngoài.
Nếu hiện tại họ không nhận ra điều này, thì 5 hoặc 10 năm nữa, họ chỉ có thể ở trong chiếc lồng chật hẹp đó mà ngước nhìn những người thành công ở thế giới bên ngoài, người ta đi những chiếc xe sang trọng, sống trong nhung lụa, ăn ngon mặc đẹp còn mình thì ngồi đây than thân trách phận, trách thượng đế không công bằng.
Một hôm, tôi đến quán cơm mà những công nhân viên chức thường đến dùng cơm, những người ngồi bên cạnh tôi, họ đều tìm việc làm ngay sau khi họ tốt nghiệp, có những người còn tích lũy 3 đến 5 năm kinh nghiệm.
Một người trong số đó nói rằng, công việc mỗi ngày nhiều đến nỗi anh ta làm hoài không hết, người khác lại hỏi, thế tại sao anh không đem việc về nhà làm cho xong?
Người đó liền nói: "Tôi không muốn đem việc về nhà làm, tôi nghe nhiều chuyên gia nghề nghiệp nói rằng nên phân chia công việc và cuộc sống, nghỉ ngơi hợp lý là điều quan trọng. Tôi cảm thấy chuyên gia đó nói rất có lý, cho nên, sau khi về nhà tắm rửa, ăn cơm xong, tôi không muốn nghĩ đến những chuyện gì khác, lên mạng xem phim đến 12 giờ đêm mới đi ngủ".
Người khác tiếp lời: "Đúng, đúng, tôi thích nhất là ngồi trên ghế sofa xem phim, không thì lên mạng. Mỗi ngày tôi đều thề rằng mình sẽ đi ngủ sớm, nhưng cuối cùng thì đến tận nửa đêm".
Sau khi nghe các chàng trai kể về cuộc sống của họ sau khi tan sở, tôi mới phát hiện ra trải nghiệm cuộc sống của họ đều giống nhau và mang tính rập khuôn.
Rất nhiều người trẻ tuổi, đúng 6 giờ chiều, họ tranh thủ quẹt thẻ chấm công để có thể tan ca sớm, sau khi về nhà riêng của họ hoặc phòng trọ, họ liền chộp lấy điều khiển và bật TV, vừa xem những bộ phim Hàn đang hot trên truyền hình, vừa "lang thang" trên các trang mạng xã hội.
Ăn những hộp cơm tiện lợi, ăn xong thì "tám" không ngừng nghỉ với bạn bè, quên đi mọi chuyện xảy ra ở công ty, cuối cùng thì cưỡng ép bản thân ngủ sớm bằng những lời nói linh tinh, không có tính xây dựng.
Những người trẻ tuổi hiện nay, có những lúc họ làm việc rất năng động, thế nhưng sau khi tan sở, họ tự biến mình thành những con robot, không thể suy nghĩ được chuyện gì được. Sáng hôm sau thức dậy, họ bắt đầu bực bội: "Hôm qua tan sở rốt cuộc mình đã làm gì?".
Tôi đã từng nghe rất nhiều người than rằng, "Mỗi ngày đi làm văn phòng, tôi đã vận dụng trí óc của mình quá nhiều rồi, sức lực cũng cạn kiệt, làm gì còn để thời gian và tâm trí để ý đến chuyện khác kia chứ? Cho nên chỉ có thể thư giãn hoặc làm những chuyện không cần phải vận dụng đầu óc để suy nghĩ."
Đa số những người trẻ tuổi hiện nay thường lãng phí thời gian vào những việc linh tinh, mà bản thân họ lại thiếu nhận thức trong việc quản lý thời gian. Đó mới là nỗi khổ tâm lớn nhất của những người trẻ tuổi.
Tôi nhớ mình có đọc một số tài liệu thống kê trước đây, việc nhân viên văn phòng thường làm sau giờ tan sở nhất là lướt Internet và xem TV. Đó là hai thú vui không thể thiếu của họ.
Đây không phải là chuyện sai trái gì, nhưng chẳng lẽ họ không nghĩ rằng làm như vậy là lãng phí thời gian và làm mất đi khả năng sáng tạo của họ hay sao?
Bố trí chiến lược và kế hoạch nghề nghiệp cũng giống như chúng ta đang đi trên một chuyến xe, chuyển từ trạm xe của thành phố này đến trạm xe ở thành phố khác.
Lúc bạn đứng ở trạm xe, dù cho bạn chưa có kế hoạch hay mục tiêu cho tương lai, bạn tùy tiện mua một tấm vé, cũng lên xe như bao người khác, sau một tiếng đồng hồ, bạn cũng xuống xe cùng với họ, lúc này bạn mới nhận ra mình đã đi đến ngã tư đường, điều mà bạn có thể làm là bước tiếp.
Lúc này, dù cho bạn có hối hận thì cũng quá muộn.
Bởi vì chuyến xe chở bạn đi là chuyến xe một chiều, không thể quay trở lại. Và lúc đó bạn sẽ nhìn thấy trước xe có biển hiệu "chuyến xe thời gian".
Theo tinmoi.vn
#Songtichcucmoingay
0 Nhận xét