Cuộc sống này vốn không dễ dàng, nhưng không phải chỉ có mình bạn đang gặp khó khăn. Nếu lúc 20 tuổi bạn không nỗ lực, đến 30 tuổi bạn vẫn chỉ là một người nghèo, ngoài việc lớn tuổi hơn, còn lại vẫn không có gì.
1. "Kiếm tiền" không phải bản năng, mà là một dạng bản lĩnh
Mấy hôm trước, có một độc giả nhắn tin cho tôi than phiền bảo rằng anh ta mới xin từ chức.
Tôi hỏi anh ta tại sao lại xin nghỉ, anh ta đáp anh ta vô tình nhìn thấy bảng lương của đồng nghiệp. Rõ ràng đồng nghiệp đó không có nhiều kinh nghiệm làm việc như anh ta, nhưng tiền lương của cả hai lại bằng nhau. Anh ta thấy rất bất mãn, nên đã xin lãnh đạo cho nghỉ việc.
Robert Kiyosaki đã từng viết trong cuốn sách "Poor Dad, Rich Dad" rằng: "Đa số tất cả mọi người trên thế giới đều muốn được giàu có, nhưng học ở trường nhiều năm như vậy, lại chưa từng được dạy những kiến thức thực sự về tiền bạc."
Muốn giàu có là một ước mơ chính đáng, nhưng thay vì ganh tỵ, so đo, chúng ta nên nghiêm túc nhìn lại chính mình, sửa đổi những khiếm khuyết, biến những thế mạnh của bản thân thành năng lực kiếm tiền rồi nỗ lực đi thực hiện nó.
Khi hỏi rõ ràng mọi việc, tôi biết được rằng dù đồng nghiệp kia không có nhiều kinh nghiệm làm việc, nhưng anh ta thực sự rất siêng năng. Hơn nữa, số hợp đồng mỗi tháng kiếm về cho công ty đều nhiều hơn vị độc giả kia nhiều.
Có đôi lúc, đối thủ đáng sợ nhất của chúng ta không phải người khác, mà là chính mình. Thay vì nhìn vào bảng lương của người khác, chi bằng tìm cách cải thiện và nâng cao bảng lương của chính mình, đó mới là một dạng bản lĩnh.
Nếu không sau tuổi trung niên, mỗi ngày bạn đều sẽ sống rất mệt mỏi. Cả phần đời còn lại chỉ lo tranh đấu với những người mình không thích.
2. Nghèo tiền "có thể", nhưng nghèo suy nghĩ thì tuyệt đối không!
Bạn sẽ làm gì nếu sinh ra trong một gia đình có "truyền thống nghèo"? Ba mẹ nghèo, anh chị nghèo, bạn cũng nghèo, ở trong một căn nhà ổ chuột không thấy ánh sáng?
Chắc chắn có nhiều người sẽ bảo: "Dĩ nhiên là phải cố gắng học, cố gắng làm giàu". Nhưng thực tế, vẫn sẽ có một vài nhóm người làm ngược lại.
Trong bộ phim "Kí sinh trùng", anh chàng Ki Woo đang thất nghiệp nhờ bạn giới thiệu mà được làm gia sư cho con gái của nhà kiến trúc sư nổi tiếng Nam Goong. Và mọi bi kịch phía sau đều bắt đầu từ giây phút anh ta bước vào căn nhà này.
Nếu như chỉ mới xem 20 phút đầu tiên, khán giả sẽ rất ngạc nhiên với tài Photoshop của em gái Ki Woo, cũng như thông cảm cho anh ta, bởi vì gia đình quá nghèo nên mới "giả" làm sinh viên đại học để được đi dạy.
Nhưng sau đó, mọi thứ ngày càng đi quá xa. Ki Woo nói dối với vợ kiến trúc sư rằng em gái mình là "đàn em khoa Mỹ thuật của anh họ", cùng gia đình bày mưu cho tài xế và người giúp việc lâu năm bị đuổi việc để kéo cả gia đình anh ta vào làm trong nhà giàu.
Nhân lúc chủ nhà đi vắng, cả nhà họ đều dọn sang hưởng thụ sự giàu có tại căn nhà của kiến trúc sư...
Cuộc sống này vốn không dễ dàng, nhưng không phải chỉ có mình bạn đang gặp khó khăn. Nếu lúc 20 tuổi bạn không nỗ lực, đến 30 tuổi bạn vẫn chỉ là một người nghèo, ngoài việc lớn tuổi hơn, còn lại vẫn không có gì.
Khi còn trẻ, "nghèo" không phải cái tội, thế nên hãy cố gắng phấn đấu hết mình cho tương lai. Và nên nhớ kĩ, nghèo tiền có thể, nhưng nghèo suy nghĩ thì tuyệt đối không!
3. Nỗ lực kiếm tiền, để bản thân và những người thân yêu được sống tốt hơn
Trước 22 tuổi, câu hỏi tôi thường nghe nhiều nhất là:
"Làm bài được bao nhiêu điểm?"
"Năm nay có được học sinh giỏi không?"
...
Nhưng sau 30 tuổi, mọi thứ dần thay đổi thành:
"Đang làm việc gì, ở đâu, lương bao nhiêu?"
"Có nhà, có xe chưa?"
"30 tuổi rồi sao còn chưa kết hôn?"
...
Trước đây, khi thăm bạn học cũ, tôi vô tình nhìn thấy một người phụ nữ tầm 30 tuổi đang cãi nhau rất dữ dội với ông chủ bán cháo. Vốn dĩ sự việc rất đơn giản, người phụ nữ kia mua một tô cháo thịt bằm, nhưng ăn mãi vẫn không tìm thấy thịt trong cháo. Dù ông chủ đã giải thích rằng bởi vì thịt bằm bị hầm quá lâu nên đã tan ra trong cháo, khó thấy được. Nhưng người phụ nữ kia vẫn không chịu dừng lại.
Nhiều người cười nhạo người phụ nữ kia làm quá, cũng có người đồng cảm, nghĩ rằng có lẽ do hoàn cảnh gia đình người phụ nữ kia không tốt.
Sau đó, người phụ nữ kia đột nhiên bật khóc. Có người hỏi: "Sao cô không bỏ đi, qua quán mới ăn, cãi nhau vì mấy chuyện này có đáng không?"
Nhưng họ lại không hề biết rằng, trước khi ăn tô cháo này, cô ấy đã phải suy nghĩ rất lâu, ăn rồi sẽ còn dư được bao nhiêu tiền, sẽ phải làm công thêm bao nhiêu tiếng để bù lại số tiền đã xài...
Đối với người nghèo mà nói, phương châm của họ là: Chỉ cần có tiền, 90% phiền muộn trong cuộc sống đã được giải quyết.
Không cần phải lo lắng về tiền nhà tháng tới, tiền điện, nước, tiền thuốc men. Không cần phải lo giá xăng tăng cao, học phí đắt đỏ, cũng không cần bị người khác khi dễ.
Có tiền sẽ có nhiều quyền lựa chọn hơn, sẽ sống tốt hơn.
Chính vì vậy, theo đuổi tiền bạc không phải là một việc tầm thường. Trái lại, nó rất bình thường, quan trọng là bạn muốn dùng phương thức nào để theo đuổi nó.
Dùng nỗ lực hay dùng thủ đoạn?
Nếu là vế trước, chúc bạn sớm ngày đạt được ước mơ của mình, thành công, hạnh phúc, bên người thân yêu.
Nếu là vế sau, dùng thủ đoạn như gia đình của Ki Woo, vậy mong bạn hãy sớm giác ngộ, từ bỏ sai lầm, dùng đức dùng tâm, dùng tài năng thực sự để tranh đấu với cuộc sống đầy trắc trở này.
Tags:
Bài Học Cuộc Sống